Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

TÌNH MẨU TỬ

TÌNH MẨU TỬ ĐƯỢC HÀN GẮN SAU PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM.
      


  Việc người thân trong gia đình cùng dắt díu nhau ra tòa để tranh chấp đất đai là chuyện bình thường, nhất là khi tranh chấp về nơi ăn chốn ở giữa Cha mẹ và Con trong gia đình. Thông thường khi  đã nhờ đến luật pháp, chắc chắn sẽ có người được, kẻ mất. Và cái mất lớn nhất mà cả hai bên đều chịu, đó là tình cảm gia đình, đó là tình mẩu tử. Thế nhưng có những phiên toà khi kết thúc thì tình mẫu tử cũng đã tìm lại được. Chẳng hạn như phiên toà ngày 28.03.2014 là 01 chuyện hiếm có.

          Một ngày đầu tháng 3/2014, Bà tìm đến Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Tây Ninh để nhờ bảo vệ quyền lợi trong vụ kiện "tranh chấp quyền sử dụng đất" tại các cấp phúc thẩm. Bà P.T.K cho biết: " Sau khi chồng trước của Bà (là Ba của Anh V.T.N) chết vào năm 1972 thì Bà mới mua phần đất có diện tích khoản 80 cao, toạ lạc tại: ấp 6, xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Và từ đó Bà đã một mình gồng gánh nuôi 04 người con trai khôn lớn. Khi các Anh V.T.N; V.V.T và V.V.P lần lượt lập gia đình, thì Bà đã chia cho các lần mỗi người 10 cao đất ruộng để sinh sống, riêng anh V.V.P thì không nhận đất mà đòi chia 01 đôi trâu.
          Cũng theo Bà sau 01 thời gian dài ra riêng làm ăn đến năm 1998, do làm ăn thất bại Anh V.T.N đã bán hết nhà - đất; ruộng vườn nên không còn chổ ở. Khi đó, vợ chồng anh V.T.N về xin Bà được cất nhà ở tạm trên phần đất còn lại của Bà để ở. Vì tình mẩu tử, Bà đồng ý cho vợ chồng Anh V.T.N cất nhà ở tạm trên đất.
           Toà án sơ thẩm buộc "Tôi phải giao đất cho thằng con bất hiếu đối với phần diện tích đất mà Tôi đã cho nó ở tạm là bất công, Tôi không đồng ý, vì đất này là của Tôi, Tôi chưa bao giờ cho nó".
          Với vụ kiện như thế này người tranh chấp là Mẹ con với nhau nên với nguyên tắc nghề nghiệp, Tôi cần phải tìm hiểu kỷ hơn và tìm cách hàn gắn mối quan hệ gia đình với nhau trước khi đương sự nhất quyết kéo nhau ra Toà án phân xử. Vì vậy, dù yêu cầu của đương sự là muốn tôi, với tư cách luật sư, thúc đẩy vụ kiện cho nhanh (và bảo vệ quyền lợi cho họ) nhưng tôi luôn hòa giải theo cách riêng của mình.
          Trong vụ này, sau khi nghe bà trình bày xong, tôi khuyên bà hãy nói rõ: tại sao trong suốt thời gian qua đã gần 20 năm Bà đã đồng ý để cho gia đình Anh V.T.N sống trên mảnh đất trên và đã an cư trên  phần đất đó với những đứa cháu nội của Bà lần lượt chào đời. Và tại sao bây giờ Bà đòi lại phần đất đó? Và nếu Toà chấp nhận yêu cầu của Bà thì Con cháu của Bà sẽ ở đâu? Bà nghĩ sao khi thấy tình cảnh con cháu Bà phải sống ở đầu đường xó chợ vì không có chổ ở?
          Sau khi được Bà trình bày Tôi thấy nguyên nhân tại sao Bà và con cháu Bà dắt nhau ra toà để chia sẽ tình mẩu tử, là do: Bà buồn vì Con cháu Bà không biết kính trọng tình mẫu tử giữa Mẹ và con; giữa Bà và Cháu.
          Tại tòa sơ thẩm, vợ chồng anh V.T.N cho rằng: “trước đây vào năm 1992, Mẹ anh là Bà P.T.K khi thấy vợ chồng anh không có chổ ở nên có cho vợ chồng anh 01 phần đất (cho miệng). Và vợ chồng anh đã cất nhà; trồng cây ăn trái trên phần đất đó từ năm 1992 cho đến nay.
          Tại cấp sơ thẩm, tòa cho rằng gia đình anh V.T.N đã sinh sống và ổn định trên phần đất này và ngoài ra không còn chổ ở nào khác. Vì vậy, tòa xử không chấp nhận yêu cầu của Bà, buộc Bà  giao cho gia đình anh V.T.N phần đất mà gia đình anh đang sử dụng.
          Dù mong muốn hàn gắn mối quan hệ gia đình của họ nhưng ở góc độ nghề nghiệp, tôi vẫn phải làm tròn phận sự của mình: thu thập đầy đủ chứng cứ - lý lẽ để bảo vệ quyền lợi cho bà, trong đó quan trọng nhất là đề nghị tòa phúc thẩm xem xét lại lời trình bày của vợ chồng Anh V.T.N cho rằng Bà K đã cho vợ chồng anh phần đất đó, nhưng trong suốt thời gian gần 20 năm trên vợ chồng anh đã không có bất kỳ động thái nào để xác nhận quyền sử dụng của mình, như: không đóng thuế đất và không đăng ký quyền sử dụng đất mà việc đăng ký phần đất mà vợ chồng anh V.T.N sử dụng thì do Bà K đăng ký.
          Và trong quá trình thu thập chứng cứ và tìm hiểu nguyên nhân vụ kiện, Tôi thấy ngoài Bà ra thì còn anh V.M.C là người con trai cùng Mẹ khác Cha với anh V.T.N cũng có quyền quyết định trong vụ kiện này. Vì Anh C là người được Bà giao toàn bộ phần đất còn lại sau khi chia cho 03 người con trai lớn của Bà. Ngoài ra, Anh C là người nuôi dưỡng và chăm sóc Bà trong suốt những năm vửa qua, nên Tôi đã trò chuyện và phân tích cho Anh C thấy được Tình và lý trong vụ kiện này.
          Bên cạnh đó, Tôi cũng trò chuyện và tìm hiểu xem gia đình anh V.T.N có bất hiếu với Bà không?
          Nhưng rồi, diễn biến phiên tòa sau đó đã khiến tôi nhẹ nhõm vì không cần phải thực hiện cái “chức phận nghề nghiệp” mà Bà tin tưởng và của Trung tâm trợ giúp pháp lý Tỉnh Tây Ninh giao phó. Vì Anh V.T.N đã làm theo lời hứa là Xin lỗi Bà tại phiên toà phúc thẩm và xin Bà cho 01 miếng đất để gia đình anh sinh sống. Lúc ấy ngồi cạnh Bà Tôi thấy Bà rất vui và xem như hạnh phúc lắm và nói với Anh C rằng cuối cùng nó cũng biết xin lỗi. Thôi cho nó đi.
          Trong nỗ lực hòa giải, tòa đã phân tích lý lẽ của người con đối với Cha mẹ, không phải chỉ thừa Bà đó là người đẻ tôi ra nên là mẹ là đủ. Mà một người con ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng còn phải có trách nhiệm biết kính trọng.
          Toà cũng phân tích cho Bà thấy tình mẫu tử của Mẹ và Con. Nhất là khi người con biết nhận lỗi với mình. cũng như phân tích điều hơn lẽ thiệt. Khi thấy không khí dịu lại, Tòa hỏi Bà : “Bà có đồng ý tha thứ và cho Anh V.T.N phần đất ngang 10m dài 20m để cất nhà ở không?". Lúc đó, Tôi thấy Bà gật đầu đồng ý mà trong lòng vui như mở cờ trong bụng. Đây quả là chuyện hiếm, bởi thông thường chuyện hoà giải hầu như chỉ xảy ra ở giai đoạn sơ thẩm. Đúng như Ông bà nói: "Con cái bỏ cha mẹ, chứ Cha mẹ không bỏ con cái bao giờ"

 
Phiên tòa kết thúc, khi ra về, Anh N lặng lẽ đi sau lưng Bà K, nữa như muốn đi nhanh để bắt kịp Bà nữa như muốn đi chậm lại, nhưng khi ra đến bãi xe thì Anh N đã bước đi thật nhanh lại gần bà và nói: " Mẹ ơi, con xin lỗi Mẹ. Xin Mẹ bỏ lỗi cho con và vợ chồng con";"xin Mẹ cho con cái nhà để ở". Bà K quay lại anh N nói: "Uh, thì ngày mai họ (toà án) xuống đo đất thì tao chỉ cho". Và Bà nói thêm" Mày là con tao mà" nhưng mắt bà đỏ lên
          

Luật sư: Nguyễn Hữu Lộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét