Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2019

Giáo xứ Tây Ninh: Thánh Lễ cầu cho Tổ Tiên – Ông Bà – Cha Mẹ Tại Đất Thánh ngày 02.11.2018

Giáo xứ Tây Ninh: Thánh Lễ cầu cho Tổ Tiên – Ông Bà – Cha Mẹ Tại Đất Thánh ngày 02.11.2018

Lúc 16g30 chiều 06.02.2019 (tức mùng 02 tết Âm Lịch), cùng với toàn thể Giáo Hội Công Giáo, Giáo xứ Tây Ninh đã cử hành Thánh Lễ đặc biệt cầu nguyện cho Ông Bà, Tổ Tiên – những người đã qua đời. Đồng thời, đây cũng  là dịp để con cháu bày tỏ lòng kính nhớ đến Ông Bà, Cha Mẹ, và những người thân yêu đã được Chúa gọi về. Vì thế, Thánh Lễ này có hiện diện của đông đảo bà con giáo dân trong Giáo xứ, nhất là những người con xa xứ cũng tham dự trong thánh lễ hôm nay. 
Thánh lễ do Cha Chánh xứ Gioan Võ Hoàn Sinh Thành chủ tế, cùng đồng tế với Ngài là Cha Luciano Nguyễn Thành Tiến, Quản xứ Giáo xứ Bình Nguyên (hạt Củ Chi) là người con của Giáo xứ.
Mở đầu Thánh lễ Cha Gioan đã mời gọi chúng ta trong ngày Mùng 1 tết-trước hết dâng lời tạ ơn Chúa, cầu bình an, thì trong ngày mồng hai tết, Giáo Hội mời gọi chúng ta kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mừng lễ hôm nay là  dịp nhắc nhở chúng ta nhớ đến nguồn cội của mình và công ơn sinh thành dưỡng dục của tổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng ta..
Theo truyền thống tốt đẹp của Người Công Giáo, cứ vào ngày mùng 2 tết Nguyên đán hàng năm, Giáo xứ Tây Ninh đều tổ chức thánh lễ Cầu cho Ông bà tổ tiên và Cha mẹ tại Đất Thánh của Giáo xứ. Năm nay Giáo xứ đã được đón nhiều người con của Giáo xứ đang bước đi trong hành trình Ơn gọi của Mình tại các Nhà dòng và Tu viện. Với sự hiện diện của các Chủng sinh trên đã làm cho bầu khí tại Đất Thánh Giáo xứ tại Ấp Bình Trung, xã Bình Minh, Tp Tây Ninh trở nên lắng đọng và tràn ngập niềm vui. Dù rằng 16g30 Thánh lễ mới bắt đầu, nhưng ngay đầu giờ chiều Bà con đã có mặt tại Đất thánh trong đó có rất nhiều người là con cháu xa xứ lâu ngày mới trở về quê hương để thăm viếng Ông bà cha mẹ đang yên nghĩ tại đây. Trước khi bắt đầu Thánh lễ mọi người tham dự đã quy tụ xung quang Lễ đài Dâng lên Mẹ Maria Nữ vương các đẳng linh hồn năm mươi sự thương khó của Chúa.
Lòng người như chùng xuống khi bước vào cổng Đất Thánh, bởi vì tất cả lo toan, bon chen cuộc đời đều được để lại sau lưng, dù rằng đây đó vẩn còn nhiều lời chúc nhau trong năm mới, nhưng Tâm hồn mọi người đều hướng về những người đang yên nghỉ nơi đây. Không gian thật ấm cúng khiến cộng đoàn cảm thấy gần gũi hơn với những người thân yêu đã ra đi, và lắng đọng tâm hồn tìm về với Chúa suối nguồn bình an. Bởi thế, trước đó dù rằng phải lo toam chuẩn bị cho những Ngày tết nhưng từ nhiều ngày qua, bà con đều dành thời gian đến phần mộ của tổ tiên để chăm sóc, lau chùi, quét dọn sạch sẽ, trang hoàng lại cho ngôi mộ của người quá cố cho tươm tất, đẹp hơn.
Bà con tham dự Thánh lễ hôm nay rất đông đảo, có thể nói mọi người con dù đi làm ăn ở xa, học hành ở xa,… họ cũng tranh thủ về tham dự Thánh Lễ tại Đất Thánh nhân ngày hôm nay và viếng mộ Ông bà của mình. Điều đó cho thấy, người giáo dân Công Giáo nói chung và giáo dân Tây Ninh nói riêng rất hiếu kính đối với Ông bà tổ tiên, yêu mến sâu sắc người quá cố và trọng kính Thiên Chúa.Thánh Lễ hôm nay nhắc nhớ chúng ta sống thảo hiếu, sống trọn tình với người còn sống cũng như những người đã khuất. Chắc chắn đứng bên phần mộ người thân đã ra đi, những hình ảnh, những ký ức của người thân sẽ lại trở về với mỗi người.
Trong phụng vụ Thánh Lễ hôm nay, các bài đọc trong đều nhắc nhớ đến vai trò, bổn phận của con cái đối với những Đấng Sinh Thành. Đặc biệt, trong phần bài giảng của mình, cha Luciano đã nhấn mạnh đến Điều Răn thứ tư “Thảo kính Cha Mẹ”. Qua Điều Răn này, cha Luciano đã giải thích cho cộng đoàn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chữ Hiếu trong đạo Công Giáo. Người Công Giáo theo đạo không có nghĩa là phải từ bỏ Tổ Tiên – Ông Bà – Cha Mẹ, như những hiểu lầm trước đây, ngược lại họ còn phải làm tròn bổn phận của con cái đối với Cha Mẹ một cách vẹn toàn như Thánh Phaolô đã dạy“Kẻ làm con phải vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa” (Cl 3, 20).
Thật vậy, Người Á Đông nói chung, đặc biệt người Việt Nam nói riêng rất đề cao chữ HIẾU và nâng chữ Hiếu lên thành ĐẠO, đó là ĐẠO HIẾU.
“Mẹ cha vất vả nuôi mình//Từ khi trứng nước công trình biết bao./ Làm con phải nhớ công lao,/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Kẻ làm con phải “Dĩ hiếu vi tiên” nghĩa là lấy hiếu làm đầu. Theo truyền thống Nho giáo, trong các tội người ta phạm thì tội bất hiếu là tội nặng nhất.
 Kính nhớ ông bà tổ tiên là nét đẹp trong văn hoá Việt Nam. Việc bày tỏ lòng thảo hiếu không chỉ là văn hoá mà còn là Đạo hiếu, Đạo làm người. Phận làm con, chúng ta không thể kể hết, không thể đo đếm được công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha: “Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Do đó, Cha Luciano cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng: Kính nhớ Ông bà tổ tiên là mỗi người chúng ta phải thường xuyên Cầu nguyện cho Các Ngài, vì các Ngài đang bị giam cầm không thể nào cầu nguyện cùng Thiên Chúa để được xin tha tội. Và việc cầu nguyện của mỗi người chúng ta được tốt đẹp nhất là xin lễ cho các Ngài. Thế nhưng mỗi người chúng ta không phải là cứ gửi của xin lễ cho các Cha là đủ là chúng ta còn phải có lòng đó là: Chúng ta còn phải hiệp thông với Linh mục chủ tế để cầu xin Thiên Chúa cho các Ngài.
Thường khi nói đến đất thánh, nghĩa trang, nghĩa địa… người ta nghĩ ngay đến một không gian lạnh lẽo, hoang vu, gây cảm giác sợ sệt và người ta luôn muốn tránh né nơi ấy. Thế nhưng nếu tham dự thánh lễ của người người công giáo tại các đất thánh dành cho người đã qua đời, nhất là trong Thánh lễ cầu cho Ông bà tổ tiên này, chắc chắn những cảm nhận sẽ hoàn toàn ngược lại.
Hôm nay tại đất thánh Tây Ninh, khung cảnh vẫn là những nấm mộ hàng hàng lớp lớp nhưng những người sống cảm thấy gần gũi và thân thương với những người đã chết. Không phải số người đông đảo có mặt tại đất thánh này xua đi cái lạnh lẽo như người ta vốn nghĩ, nhưng quan trọng nhất là chính niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh, chính niềm tin vào mầu nhiệm các thánh thông công trong giáo hội, niềm tin vào mầu nhiệm kẻ chết sống lại đã làm cho người sống và người chết gần nhau hơn. Nhất là nhắc nhở mọi người chúng ta là:
Chúng ta hãy nhìn lại lòng thảo kính của chúng ta đối với cha mẹ.
Đó là, chúng ta đã yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi các ngài còn sống và cũng như đã qua đời chưa?
Thật vậy, nuôi cha mẹ già không phải là dễ. “Mẹ nuôi con như trời như bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày”; Họ coi việc chăm sóc cha mẹ già là một gánh nặng nên đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Sống không cho ăn, chết thì làm văn tế ruồi” là lời nhắc nhớ con cháu phải cần kíp chăm sóc cha mẹ bao nhiêu có thể khi các ngài còn sống với ta trong cõi đời này. Và trong dân gia Người ta thường nói: “Cách mặt xa lòng”. Điều đó rất đúng trong đời sống thực tế hằng ngày bởi vì xa nhau thì mối tình dễ bị nhạt nhòa, dễ bị quên lãng. Nếu ông bà cha mẹ còn sống mà ta còn ít nhớ đến thì làm sao ta có thể nhớ đến các ngài hằng ngày khi các ngài đã qua đời? Thật ra, các ngài qua đời hay đã khuất núi nhưng vẫn hiện diện Chứ không phải trở về hư vô. Giữa âm và dương thật gần gũi. “Người chết nối linh thiêng vào đời” là vậy.
Vậy, mồng Hai Tết hôm nay, chúng ta được nhắc nhớ về bổn phận hiếu thảo với các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ. Hãy chăm sóc, phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống; Hãy dâng một nén hương, một lời nguyện cầu lên Thiên Chúa để cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời, để ngày Xuân của chúng ta không chỉ là mùa xuân của ân nghĩa đối với nhau mà còn là mùa xuân của lòng báo hiếu với người đã khuất.

Thánh lễ kết thúc trong với Phép lành cuối lễ của Linh mục chủ tế.
Lạy Chúa xin cho Con biết sống như lời Chúa dạy, đó là: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ, theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1).

Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường.




































Giáo xứ Bến Trường Mừng Thọ các cụ Thánh Lễ cầu cho Tổ Tiên – Ông Bà – Cha Mẹ

Giáo xứ Bến Trường Mừng Thọ các cụ

Thánh Lễ cầu cho Tổ Tiên – Ông Bà – Cha Mẹ


Lúc 05g45 sáng 06.02.2019 (tức mùng 02 tết Âm Lịch), cùng với toàn thể Giáo Hội Công Giáo, Giáo xứ Bến Trường đã cử hành Thánh Lễ đặc biệt cầu nguyện cho Ông Bà, Tổ Tiên – những người đã qua đời. Đồng thời, đây cũng  là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn, thảo kính đối với Ông Bà, Cha Mẹ, qua việc Mừng thọ cho các Quý cụ. Vì thế, Thánh Lễ này ngoài sự hiện diện của đông đảo bà con giáo dân trong Giáo xứ còn có sự tham dự của Con cháu các Ông bà – Cha mẹ được Giáo xứ Mừng thọ trong thánh lễ hôm nay. 
Thánh lễ do Cha Quản xứ Giuse-Maria Phạm Tường Thành chủ tế. Mở đầu Thánh lễ Cha Giuse-Maria đã mời gọi chúng ta trong ngày Mùng 1 tết-trước hết dâng lời tạ ơn Chúa, cầu bình an, thì trong ngày mồng hai tết, Giáo Hội mời gọi chúng ta kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mừng lễ hôm nay là  dịp nhắc nhở chúng ta nhớ đến nguồn cội của mình và công ơn sinh thành dưỡng dục của tổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng ta..
Trong phụng vụ Thánh Lễ hôm nay, các bài đọc trong đều nhắc nhớ đến vai trò, bổn phận của con cái đối với những Đấng Sinh Thành. Đặc biệt, trong phần bài giảng của mình, cha Giuse – Maria đã nhấn mạnh đến Điều Răn thứ tư “Thảo kính Cha Mẹ”. Qua Điều Răn này, cha Quản xứ đã giải thích cho cộng đoàn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chữ Hiếu trong đạo Công Giáo. Người Công Giáo theo đạo không có nghĩa là phải từ bỏ Tổ Tiên – Ông Bà – Cha Mẹ, như những hiểu lầm trước đây, ngược lại họ còn phải làm tròn bổn phận của con cái đối với Cha Mẹ một cách vẹn toàn như Thánh Phaolô đã dạy“Kẻ làm con phải vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa” (Cl 3, 20).
Và trong bài chia sẽ của mình Cha Giuse – Maria cũng đã cho chúng ta thấy được rằng: Người Á Đông nói chung, đặc biệt người Việt Nam nói riêng rất đề cao chữ HIẾU và nâng chữ Hiếu lên thành ĐẠO, đó là ĐẠO HIẾU.
“Mẹ cha vất vả nuôi mình//Từ khi trứng nước công trình biết bao./ Làm con phải nhớ công lao,/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Kẻ làm con phải “Dĩ hiếu vi tiên” nghĩa là lấy hiếu làm đầu. Theo truyền thống Nho giáo, trong các tội người ta phạm thì tội bất hiếu là tội nặng nhất.
Bởi vậy, từ thuở mới cắp sách tới trường, bài học đầu tiên của ta là: Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra / Một lòng thờ mẹ kính cha / Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Sự hiện diện của mỗi người trên cõi đời này không phải là một sự xuất hiện ngẫu nhiên, nhưng là  mắt xích của cả một công trình vĩ đại, một chuỗi dài những liên hệ yêu thương từ Adam đến các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và giờ đây là chúng ta,… Người ta thường nói: “Con người có cố có ông,/ Như cây có cội như sông có nguồn”. Người ta có cha có mẹ/ Không ai ở chỗ nẻ chui lên (Tục ngữ).
Trong Bài đọc thứ nhất trích sách Huấn ca nhắc chúng ta không chỉ biết ơn mà còn tôn vinh những bậc vĩ nhân và các tổ phụ chúng ta qua các thời đại. 
Bài đọc 2, thánh Phaolô nói với chúng ta qua thư gửi tín hữu Ephêso: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ, theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1).
Đúng ra, Phaolô đã viết lại lời Chúa trong sách Xuất Hành: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20,12).
Bài tin mừng, Chúa Giêsu cũng nhắc lại lời trong sách Xuất Hành và  Lêvi: “Ngươi phải thờ cha kính mẹ, kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử”. Đặc biệt, Chúa Giêsu khiển trách những luật sĩ và biệt phái về việc áp dụng sai luật Chúa. Đối với họ, lễ vật gọi là ‘Coban’, tức là những gì họ dâng cho Chúa rồi thì họ không còn bổn phận giúp cha mẹ nữa.
Thật vậy, Ngày hôm nay cũng còn có những người con như thế: đưa cha mẹ vào trại dưỡng lão, đóng tiền cho người ta nuôi; hay cho cha mẹ tiền, quà rồi cho đó là thảo hiếu, nhưng không hề về thăm hay hỏi han cha mẹ mạnh khỏe ra sao? Đau yếu thế nào?
Chúa Giêsu không chỉ nhắc nhở con người về đạo làm con mà chính Ngài từ muôn thuở đã luôn là Người Con đẹp lòng Chúa Cha. Hơn nữa, khi nhập thể làm người, Ngài cũng luôn thảo kính, vâng phục Đức Maria và thánh Giuse.
Theo truyền thống tốt lành của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, ngày mồng hai tết là ngày con cháu kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ. Trong ngày mồng hai Tết này chúng ta hãy nhìn lại lòng thảo kính của chúng ta đối với cha mẹ.
Đó là, chúng ta đã yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi các ngài còn sống và cũng như đã qua đời chưa?
Khi cha mẹ  còn sống nếu con cái chỉ tỏ lòng yêu mến và biết ơn thì chưa đủ, còn phải thực hiện bằng việc làm là giúp đỡ cha mẹ, nhất là  khi các ngài đã về già. Nuôi cha mẹ già không phải là dễ. “Mẹ nuôi con như trời như bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày”; bởi vậy, người ta nói: “Có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ”. Tiếc thay, rất nhiều người - dù đã đang nuôi con - đã có kinh nghiệm vất vả vì con nhưng lại quên ơn nghĩa sinh thành. Họ coi việc chăm sóc cha mẹ già là một gánh nặng nên đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Sống không cho ăn, chết thì làm văn tế ruồi” là lời nhắc nhớ con cháu phải cần kíp chăm sóc cha mẹ bao nhiêu có thể khi các ngài còn sống với ta trong cõi đời này. Ngày hôm nay, có những người con tuy vui tết, nhưng vẫn cứ ân hận vì mình đã không lo chu toàn bổn phận chữ hiếu với cha mẹ mình, bây giờ cha mẹ không còn nữa; trái lại, ngày hôm nay, chúng ta vẫn thấy có những người con trước khi đi làm đã tranh thủ đút cháo và sếp giường chiếu cho cha mẹ; có những người con dìu dắt cha mẹ già lọm khọm bước lên bực cấp nhà thờ để dự lễ. Hình ảnh này làm cho tất cả chúng ta cảm động và thấy mình cần có trách nhiệm hơn nữa đối với song thân sinh thành dưỡng dục mình. Hơn nữa: “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”. Nếu ta không trọng cha mẹ ta, khi ta về già, sao con cháu có thể trọng ta được!
Và trong dân gia Người ta thường nói: “Cách mặt xa lòng”. Điều đó rất đúng trong đời sống thực tế hằng ngày bởi vì xa nhau thì mối tình dễ bị nhạt nhòa, dễ bị quên lãng. Nếu ông bà cha mẹ còn sống mà ta còn ít nhớ đến thì làm sao ta có thể nhớ đến các ngài hằng ngày khi các ngài đã qua đời? Thật ra, các ngài qua đời hay đã khuất núi nhưng vẫn hiện diện Chứ không phải trở về hư vô. Giữa âm và dương thật gần gũi. “Người chết nối linh thiêng vào đời” là vậy.
Thật vậy, khi Cha Giuse - Maria nhắc nhở mỗi người chúng ta phải nhớ:“Sống thì phải tết, chết thì phải lễ”. Lời cha chủ tế nhắc mỗi người chúng ta là ai trong chúng ta ra đời cũng có cha có mẹ.
Vậy, mồng Hai Tết hôm nay, chúng ta được nhắc nhớ về bổn phận hiếu thảo với các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ. Hãy chăm sóc, phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống; Hãy dâng một nén hương, một lời nguyện cầu lên Thiên Chúa để cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời, để ngày Xuân của chúng ta không chỉ là mùa xuân của ân nghĩa đối với nhau mà còn là mùa xuân của lòng báo hiếu với người đã khuất.
Sau phần Phụng Vụ Thánh Thể, Cha Quản xứ đã mừng thọ Quý cụ và lì xì cho Quý Cụ trong năm mới. Sau đó, Đại diện Các cụ được Chúc thọ đã có đôi lời Cảm ơn Cha Quản xứ cùng Quý Dì và Ban Hành giáo Giáo xứ đã tổ chức Mừng thọ và cầu nguyện cho các cụ.


Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận.


Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

THÁNH LỄ TẠ ƠN 30 NĂM HỒNG ÂN LINH MỤC CỦA CHA GIOAN VÕ HOÀN SINH

















































Thánh lễ Mừng Kỷ Niệm 30 Năm Hồng Ân Linh mục
Cha
Gioan Võ Hoàn Sinh - Chánh xứ Tây Ninh
2
5.01.1989 – 25.01.2019
 
            Sáng nay vào lúc 09 giờ 30, ngày 25/01/2019, tại Nhà thờ Giáo xứ Tây Ninh (Hạt Tây Ninh), cộng đoàn dân Chúa giáo xứ đã long trọng cử hành thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 30 năm Linh mục của Cha Chánh xứ Gioan Võ Hoàn Sinh trong bầu khí thánh thiêng và ấm cúng tình gia đình. Cũng trong dịp này, Cộng đoàn Dân Chúa cũng Mừng kỷ niệm 15 năm Hồng Ân linh mục của Cha Giuse  Nguyễn Văn Nến và Mừng bổn mạng Cha Cha Phaolo Nguyễn Hồng Phong – Chánh xứ Giáo xứ Suối Đá. Tham dự thánh lễ đồng tế ngoài các Cha trong Hạt Tây Ninh còn có các Cha là anh em với Ngài thuộc Giáo xứ Phong Cốc như Cha: Cha Giuse Nguyễn Khắc Hoài; Cha Dom Nguyễn Thế Trường; Cha G.b Trần Xuân Minh Chánh; Cha Giuse Nguyễn Khắc Hà. Đặc biệt có sự hiện diện của Cha Luciano Nguyễn Thành Tiến (một người con của giáo xứ Tây Ninh và nay mục vụ tại Giáo xứ Bình Nguyên; Hạt Củ Chi). Quý Cha đồng tế là những người có mối thân tình đặc biệt với Cha Chánh xứ.

          Khởi đầu thánh lễ tạ ơn hôm nay, Cha chủ tế Gioan ngỏ lời tri ân Quý Cha đồng tế. Tiếp đến Ngài bày tỏ tâm tình tạ ơn và tri ân Thiên Chúa về thánh chức Linh mục, đồng thời cám ơn đến cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Tây Ninh, cùng quý ân nhân và thân nhân xa gần, đồng thời mời gọi cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện và cộng tác để cho sứ mạng truyền giáo của Giáo hội gặt hái những kết quả tốt đẹp.

Tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân thánh chức Linh mục mà Thiên Chúa trao ban là tâm tình tri ân không những hôm nay mà là suốt cả cuộc đời, bởi thánh chức Linh mục thật là cao trọng và hồng ân mà chính Người trao ban quả là vô giá. Nhìn lại quãng thời gian thánh chức Linh mục đã qua, Cha Gioan đã cảm nhận được biết bao hồng ân mà Thiên Chúa trao ban và quý ân và thân nhân xa gần dành cho ngài.

Giảng trong thánh lễ, Cha Gioan B Nguyễn Minh Hùng; Chánh xứ Thánh Tuân, đã khơi gợi hành trình sống ơn gọi làm người, làm con Chúa và ơn gọi thánh hiến của người Linh mục, cũng giống như “Cú ngã Ngựa của Thánh Phaolo” xưa khi được Chúa mời gọi làm môn đệ của Người. Cha cũng chia sẻ những kinh nghiệm có được từ cuộc sống nhất là trong hành trình ơn gọi dâng hiến mà Cha Gioan cũng như Cha Giuse đã trải qua. Bên cạnh đó Cha Gioan B cũng như nói lên những khiếm khuyết, bất toàn của những người Mục Tử, cần thêm nhiều lời cầu nguyện cũng như ơn Chúa trợ giúp. Ngài nêu lên một trong những căn tính của đời Linh mục, đó là phải biết bước tới và bước lên thập giá Chúa hàng ngày, phải biết hi sinh mình vì đàn chiên như Cha Gioan đã chọn đó là: “Vinh dự của Tôi là Thập Giá Chúa Ki tô”.  Ngài cũng nêu lên những đức tính tốt đẹp mà Cha Gioan luôn luôn có trong 30 năm làm Linh mục của Chúa,  cũng như những hồng ân mà Thiên Chúa trao ban cho Cha nói riêng và cách chung cho cộng đoàn dân Chúa ở các giáo xứ mà Cha đã từ phục vụ, điều đó đã được thể hiện qua sự hiện diện đổng đảo Bà con Giáo Dân Giáo xứ Thánh Mẩu; Giáo xứ Thánh Linh mà Ngài đã từng phục vụ gần 25 năm qua; kể từ Ngài được lãnh nhận Hồng Ân thánh chức linh mục; đó chính là những hồng ân diệu vời của Thiên Chúa qua sự quan phòng đầy yêu thương của Người. Câu châm ngôn đời Linh mục mà Cha Gioan đã chọn “Vinh dự của Tôi là Thập Giá Chúa Ki tô như là lời hứa, lời xác tín cùng cộng tác, cùng hi sinh và dấn thân vào chính thập giá Đức Kitô, miễn sao lời Chúa được rao truyền khắp nơi. Đó cũng là đích đến duy nhất trong hành trình dâng hiến bước theo Thầy Giêsu của Cha Chánh xứ Gioan.
Thật vậy, 30 năm hồng ân Linh mục không phải là dài nhưng đó cũng là một điểm tạm dừng để ôn lại chặng đường qua, nhận ra những hồng ân và phúc lành của Thiên Chúa và đồng thời nhận diện ưu khuyết để tạ ơn và hoán cải đời sống cho xứng hợp, đồng thời hoạch định hành trình tương lai tốt đẹp hơn trong sứ vụ Linh mục đối với Thiên Chúa.
Vâng, hôm nay, Ngài tổ chức Lễ Tạ ơn, tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn mọi người. Một điểm dừng, dừng để bước tiếp, đúng vào ngày Giáo Hội “Mừng lễ Thánh Phaolo tông đồ trở lại” như trong bài đọc Thánh lễ hôm nay, lời trong bài Phúc âm đã diễn tả lời mời gọi của Thiên Chúa đối với Thánh Phaolo tông đồ; và Ngài đáp trả trong sự khuất phục: "Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì ?". Vì: như Ngài đã viết: "Tôi biết tôi tin vào ai và xác tín rằng: Ðức Kitô là Vị Thẩm Phán chí công có đủ quyền năng bảo toàn Giáo lý đã được giao phó cho tôi. Mãi cho tới ngày Người ngự đến"( 2Tm 1.12; 4, 8 )
- Chặng đường mới của Cha Gioan tuy vẫn còn nhiều thánh giá, thánh giá của tuổi già, thánh giá của đời tận hiến, thánh giá trong phục vụ. Nhưng chính qua đó lại sinh nhiều hoa thơm trái ngọt cho chính Ngài và cho tha nhân, cho đời thêm những vần thơ nhiều cảm xúc, cho con người thêm những nốt nhạc ca ngợi tình yêu nhân loại, những kỳ công của Thiên Chúa.
- Cái chết trên Thập Giá của Chúa Giêsu là con đường tự hiến. Con đường của cha Gioan cũng là con đường tự nguyện, con đường “xin vâng”.

Sau lời nguyện hiệp lễ, đại diện cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Tây Ninh đã dâng lời chúc mừng Cha Gioan, cách riêng là đến Cha Giuse nhân kỷ niệm 15 năm Thánh hiến và Cha Phaolo nhân dịp lễ bổn mạng của Ngài. Sau đó dâng lên ba Cha những lẵng hoa tươi thắm thay cho lòng biết ơn của đàn chiên dành cho vị mục tử của mình.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha Gioan một lần nữa đã có những tâm tình cám ơn tới quý Cha, cộng đoàn đã cùng hiệp ý tạ ơn và cầu nguyện cho Ngài trong thánh lễ, ước mong lời cầu nguyện đó luôn tiếp diễn để ngài luôn chu toàn những bổn phận và trách nhiệm mà Ngài được giao phó. Và Cha Gioan cũng có lời cảm ơn cách riêng đến Quý Chính quyền địa phương từ tỉnh đến khu phố đã đến tham dự và gửi lẳng hoa đến Chúc mừng.

Thánh lễ kết thúc bầu khí hân hoan của niềm vui tạ ơn. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và ban nhiều ân sủng và bình an để Cha Gioan luôn: “….say tình mến….một đời trung trinh làm muối đất ướp cho mặn đời…” và luôn mãi là người mục tử như lòng Chúa ước mong. 


Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thồng Giáo phận Phú Cường.